HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG LỌC NƯỚC TINH KHIẾT RO

Bạn đang vận hành hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO nhưng không biết chúng đang hoạt động có hiệu quả không. Để giải đáp những thắc mắc đó, sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tính toán các thông số và đánh giá hiện trạng hệ thống của mình, nhằm có những điều chỉnh vận hành tối ưu nhất, để tăng tần suất súc rửa và tuổi thọ màng RO.

Đầu tiên là thông số hiệu suất xử lý muối (NaCl rejection). Khi các bạn mua một màng RO, các bạn sẽ thấy trên model màng có ghi là hiệu suất xử lý là loại bỏ 99.3% muối (99.3% là mình lấy ví dụ, mỗi loại màng khác nhau có con số này khác nhau).

Vậy làm sao để bạn biết hệ thống bạn đang chạy có đạt như con số này không, các bạn hãy tính như sau. Các bạn lấy điện trở suất của nước vào trừ cho điện trở suất của dòng sản phẩm, sau đó chia cho điện trở suất của nước vào và nhân với 100%. Đối với các loại màng RO trên thị trường hiện tại thì con số này sẽ rơi vào khoảng 93.0% đến 99.8%. Con số này càng cao thì chứng tỏ hệ thống của bạn đang hoạt động rất tốt. Nếu thấp hơn so với thông tin ghi trên màng thì các bạn cần xem lại cách vận hành.

Mình ví dụ các tính như sau. Giả sử nước đầu vào của bạn có độ dẫn điện là 80 microsiemens/cm. Nước dòng thành phẩm của bạn có độ dẫn điện là 5 microsiment/cm. Như vậy hiệu suất xử lý muối sẽ là (80-5)/80*100 = 93.75

Các bạn cũng có thể dùng thông số TDS để tính nhưng phải là thiết bị đo online. Bởi vì nếu các bạn lấy mẫu nước ra ngoài thì sẽ không còn chính xác do nước tiếp xúc với không khí thì TDS sẽ khác.

Đánh giá hiệu quả lọc hệ thống RO
Đánh giá hiệu quả lọc hệ thống RO

Thông số thứ hai là tỉ lệ muối đi qua màng. Ý nghĩa của thông số này là, tỉ lệ muối đi qua màng càng cao chứng tỏ hiệu quả lọc của màng đó đã giảm. Cách tính bằng cách lấy 1 – hiệu suất xử lý muối. Nếu tỉ lệ muối đi qua màng cao thì đã đến lúc cần thay màng.

Thông số thứ ba là tỉ lệ lưu lượng thu hồi. Ý nghĩa của thông số này là tỷ lệ thu hồi càng cao thì dòng nước thành phẩm càng nhiều.
Cách tính tỉ lệ thu hồi bằng cách lấy lưu lượng nước thành phẩm chia cho lưu lượng nước đầu vào và nhân với 100%. Tỷ lệ lưu lượng thu hồi (recovery) này nếu cao quá thì màng sẽ nhanh bị đóng cáu cặn do lưu lượng thải bỏ thấp, nếu thấp quá thì sẽ lãng phí nước.

Do đó, khi vận hành, các bạn chỉnh lưu lượng dòng thải bỏ (reject) làm sao để tính ra tỉ lệ recovery 50-85% là vận hành ổn nhé. Tuy nhiên, tùy vào chất lượng nước đầu vô mà các bạn chỉnh để có tỉ lệ này tối ưu. Ví dụ nước đầu vô có SDI và TDS thấp thì nên chỉnh ở 70-80%, nếu SDI và TDS cao thì nên chỉnh ở 50-60%. Đó là kinh nghiệm vận hành của mình để màng RO bền, mất áp sẽ diễn ra chậm, lâu phải rửa màng.

Hệ thống lọc RO
Hệ thống lọc RO

Thông số thứ 4 là tỉ lệ nồng độ muối trong dòng thải bỏ. Đây cũng là thông số vận hành ảnh hưởng đến khả năng bị bám cáu cặn của màng.
Như chúng ta biết là lưu lượng nước dòng thải bỏ càng thấp thì nồng độ muối trong dòng thải bỏ này càng cao, và khi nồng độ muối này càng cao thì chúng càng dễ bán lên bề mặt màng và gây ra cáu cặn, làm tắt màng và hậu quả là phải CIP thường xuyên.
Cách tính nồng độ muối trong dòng thải bỏ này sẽ bằng 1 chia cho 1 trừ đi tỷ lệ thu hồi muối.

Mình ví dụ lưu lượng nước đầu vào là 100 m3/ngày, dòng sản phẩm của mình là 75 m3/ngày. Như vậy, tỉ lệ thu hồi sẽ bằng (75/100)*100%, bằng 75%.
Tỉ lệ nồng độ muối dòng thải bỏ sẽ bằng 1/(1-0.75) =4. Con số 4 này có ý nghĩa như sau. Khi nước đầu vào có nồng độ muối NaCL là 100 mg/l với cách vận hành như trên (tỉ lệ thu hồi 75%) thì nồng độ muối trong dòng thải bỏ sẽ là 400 mg/l.

Bên trên là 4 thông số cơ bản mà người chạy hệ thống RO phải nắm và tính toán cho hệ thống của mình, sau đó điều chỉnh cho phù hợp.

Các bạn thấy hữu ích thì share cho những anh em đồng đạo nào làm trong nghề đọc và ứng dụng nhé.

Tham khảo trang https://aquatekco.edubit.vn/ để học các khóa học về thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước nhé.

3 thoughts on “HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG LỌC NƯỚC TINH KHIẾT RO

    • Mr. Tân says:

      Việc thay màng RO sẽ căn cứ vào mức giảm lưu lượng. Nếu sau khi CIP mà không phục hồi lại được lưu lượng thì sẽ tiến hành thay màng. Bạn có thể tham khảo thêm các khóa học về thiết kế màng lọc nước và vận hành hệ thống RO, UF tại đây: https://aquatekco.edubit.vn/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo