LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁI SINH CỘT LÀM MỀM NƯỚC

Nằm trong chuỗi bài về thiết kế, vận hành, tái sinh và xử lý sự cố cột làm mềm nước, trong bài hôm nay mình sẽ hướng dẫn tiếp làm thế nào để tái sinh cột làm mềm nước, các bước tái sinh và ý nghĩa của từng bước.

Trước khi đi vào các bước tái sinh cột làm mềm nước, mình sẽ nói sơ qua tại sao lại phải tái sinh cột làm mềm nước. Nói đến đây tự nhiên mình lại nhớ đến có tới 4 loại hạt nhựa làm mềm nước, mà mỗi loại thì có gốc trao đổi ion khác nhau, dùng để loại bỏ các loại ion khác nhau trong nước và cách tái sinh cũng khác nhau, cái này hơi dài dòng nên mình sẽ để dành viết ở những bài sau. Trong bài viết này, để ngắn gọn mình trình bày một ví dụ cho hạt nhựa trao đổi cation acid mạnh có gốc trao đổi ion là SO3H – , loại này thường được sử dụng trong cột làm mềm nước để loại bỏ Fe2+, Mg2+, Ca2+.

Hạt nhựa làm mềm nước

Hạt nhựa trao đổi cation acid mạnh có gốc trao đổi ion là SO3H -, SO3H – là gốc trao đổi ion khi mới mua hạt nhựa về, và lần đầu tiên sử dụng bạn phải tái sinh nó đi. Đối với loại hạt nhựa này thì quá trình tái sinh rẻ và hiệu quả nhất là dùng NaCl (muối). Khi muối tan vào nước thì phân ly cho ra ion Na+, trong quá trình tái sinh thì Na+ này sẽ trao đổi với H- trên SO3H-, tạo ra hạt nhựa có dạng R – SO3Na+. Sau đó, khi các ion trong nước như Ca2+, Mg2+, Fe2+,… đi qua lớp nhựa trao đổi ion thì các gốc trao đổi ion này trao đổi với nhau tạo ra R – SO3Ca2+, R – SO3Mg2+ hoặc R – SO3Fe2+ và giải phóng Na+ ra ngoài.

Lúc đó, trong dòng nước sản phẩm đi ra vẫn có ion là Na+ nên đo TDS trước và sau cột làm mềm sẽ không khác nhau nhiều, chỉ có đo độ cứng mới thấy được. Và sau một thời gian thì các ion gây nên độ cứng đã trung hào hết điện tích của hạt nhựa, hạt nhựa không còn khả năng trao đổi ion nữa nên cần phải tái sinh. Đó là nguyên lý của việc dùng hạt nhựa để trao đổi ion và tại sao lại phải tái sinh. Và nhớ là tùy vào ion trong nước cần xử lý là gì mà cần dùng loại nhựa nào.

Chúng ta đi vào tìm hiểu các bước tái sinh hạt nhựa trong cột làm mềm nước, hạt nhựa được sử dụng là loại cation acid mạnh.

Bước 1, Rửa ngược. Mục đích của bước này là cho dòng nước đi ngược từ dưới lên trên để đẩy hết các chất bẩn ra (nếu có, vì bản chất của cột làm mềm không phải để lọc SS – Chất rắn lơ lửng không tan) và làm cho lớp hạt nhựa giãn ra để khi nước muối nó đi vào, nó tiếp xúc tốt với hạt nhựa, quá trinh trao đổi ion giữa Na+ với ion trên hạt nhựa sẽ tốt hơn.

Đó là lý do mà ở bài thiết kế cột làm mềm nước mình nói là phải có một khoảng trống bên trên 40-50% so với chiều cao lớp nhựa. Bước này chúng ta nên duy trì lưu lượng là 900 lít/h trên 0.1 m2 (0.1 m2 là tiết diện cột làm mềm – bằng chu vi đường tròn, đối với cột làm mềm có chu vi lớn hơn thì các bạn nhân lên). Thời gian cần chạy ở bước này là khoản 10 phút, như vậy đối với cột làm mềm có chu vi cột là 0.1 m2, thì sẽ cần (900*1/6) = 150 lít nước.

Khoản trống bên trên của cột làm mềm nước

Bước 2, Chuẩn bị dung dịch muối tái sinh. Dựa vào độ cứng nước đàu vào và bài 58 để tính ra cần bao nhiêu muối và thể tích nước để chuẩn bị dung dịch tái sinh.

Bước 3, Tái sinh bằng dung dịch nước muối đã chuẩn bị. Đây là bước chính để Na+ trong muối trao đổi và hoàn nguyên hạt nhựa. Điều chỉnh lưu lượng bơm để có 150 lít/h đối với cột làm mềm có tiết diện 0.1m2. Khi bơm nước chạy, dòng nước sẽ hút nước muối vào cột trao đổi ion theo nguyên lý ejector, cái này van nó đã tích hợp sẵn, chỉ cần pha muối, mở van và cho bơm chạy là được. Duy trì chạy trong 30 phút. Đối với van tự động thì cài đặt luôn để nó tự chạy, còn dùng van tay thì phải canh chỉnh.

Bước 4, Rửa chậm. Nhớ tắt đường muối khi chuyển qua bước này nếu rửa bằng chạy tay. Mục đích của bước này là đẩy hết các ion độ cứng vừa nhả ra từ hạt nhựa trong cột làm mềm nước ra ngoài. Lưu lượng của bước này cần duy trì như bước ba. Thời gian rửa chậm là 20 phút.

Bước 5, Rửa nhanh. Mục đích của bước rửa nhanh là đẩy hết phần muối còn lại trong cột làm mềm để trả lại môi trường bình thường, chuẩn bị đưa cột làm mềm vào hoạt động. Lưu lượng của bước này là 350 lít/h đối với cột làm mềm có tiết diện là 0.1m2. Duy trì bước này từ 20-50 phút. Cách tốt nhất để biết là cột làm mềm đã hoạt động lại bình thường hay chưa là đo lại độ cứng đầu và trước cột làm mềm (bài 57 có hướng dẫn cách kiểm tra)

Các bước tái sinh cột làm mềm nước
Các bước tái sinh cột làm mềm nước

Bước 6, Chuyển van 3 ngả sang chế độ chạy bình thường, đóng đường xả.

Chúc các bạn có một hệ thống lọc nước tốt nhé. Cảm ơn anh em đồng đạo đã quan tâm nội dung này. Khi nào có thời gian mình sẽ chai sẻ tiếp cách lựa chọn hạt nhựa như thế nào, các vấn đề thường gặp đối với cột làm mềm nước và cách khắc phục như thế nào.

Các bạn có thể mua muối tinh khiết hoàn nguyên hạt nhựa làm mềm nước tại đây.

Tham khảo trang https://aquatekco.edubit.vn/ để học các khóa học về thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo