Làm thế nào để nhận biết khi nào thì cần tái sinh cột làm mềm nước không phải là câu trả lời mà anh em nào làm trong nghề lọc nước đều nắm được. Nhiều khi ta chỉ cài đặt là tái sinh hằng ngày hoặc 2 ngày tái sinh một lần nhưng ta chưa biết lý do tại sao nó lại như vậy. Mời các bạn đọc bài viết sau để hiểu được cách xác định khi nào thì cần tái sinh cột làm mềm nước.
Đối với các hệ thống lọc nước tinh khiết công nghiệp, có cảm biến đo độ dẫn, hoặc điện trở của nước thì trả lời câu hỏi “khi nào là đến lúc tái sinh cột làm mền nước” khá đơn giản. Tuy nhiên đối với các hệ thống lọc nước tổng, hoặc lọc nước đóng bình, do thiếu cảm biến online nên để trả lời câu hỏi KHI NÀO THÌ CẦN TÁI SINH CỘT LÀM MỀM NƯỚC không phải đơn giản.
Trong vận hành dây chuyền lọc nước tinh khiết, đóng chai, đóng bình thì chi phí muối để tái sinh cột làm mềm nước là chi phí thường xuyên nhất. Đã vậy còn tốn một lượng nước cho
tái sinh cột làm mềm nước làm đội chi phí sản xuất. Nhưng nếu không tái sinh cột làm mềm nước đúng thì lượng ion trong nước cứng sẽ đi vào màng RO và nhanh chóng làm màng RO bị tắt. Như vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để biết khi nào cần tái sinh, hoàn nguyên hạt nhựa trong cột làm mềm nước là đúng nhất, làm sao vẫn tiết kiệm được muối, tiết kiệm nước mà nước đầu ra sau cột làm mềm, lúc nào độ cứng cũng đạt yêu cầu?
Để làm được điều này, đầu tiên các bạn phải có một cột làm mềm nước được thiết kế đúng, loại và lượng hạt nhựa trong cột làm mềm nước không quá nhiều cũng không quá ít. Để
biết thế nào là một cột làm mềm nước được thiết kế đúng, các bạn tham khảo bài 54 nhé. Lý do cần có thiết kế đúng là để biết bao lâu thì cần tái sinh (theo tính toán thiết kế).
Thứ hai, sau khi đã có một cột làm mềm nước được thiết kế đúng rồi, các bạn cần có một trong ba dụng cụ để kiểm tra nước đầu ra sau cột làm mềm nước, đánh giá hiệu quả lọc của cột làm mềm nước, biết khi nào thì nên tái sinh. Ba dụng cụ để xác định độ cứng của nước sau cột làm mềm nước gồm: Thứ nhất là giấy đo so màu, thứ hai là dung dịch chỉ thị độ cứng hoặc thứ ba là máy đo độ cứng của nước. Mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng của từng loại dụng cụ đo độ cứng của nước ở những bài viết sau.
Bước thứ ba, sau khi các bạn đã đo kiểm được độ cứng của nước đầu ra sau cột làm mềm nước, các bạn sẽ nắm được là mất khoảng thời gian bao lâu thì cần phải tái sinh cột làm
mềm nước (theo thực tế), rồi các bạn cài đặt tự động cho van tự động, hoặc nếu bạn xài van tay thì ghi lại để biết khi nào cần tái sinh hạt nhựa cột làm mềm nước. Không cần các bạn đo kiểm thường xuyên nhưng ít nhất là các bạn nên làm một tháng ít nhất một lần vì khả năng xử lý độ cứng trong nước của hạt nhựa sẽ giảm theo thời gian hoặc tính chất nước đầu vào thay đổi, phải kiểm tra để cài đặt cho phù hợp.
Bên trên là những bước kiểm tra để xác định khi nào cần tái sinh hạt nhựa chuẩn nhất trong trường hợp các bạn không có thiết bị đo online. Phải kiểm tra chính xác thì công việc tái sinh
cột làm mềm nước sẽ vừa tiết kiệm nước và muối, vừa bảo vệ được các thiết bị lọc phía sau là màng RO.
Nếu các bạn quan tâm về chủ đề này thì comment cho mình biết để trong những bài sau, mình sẽ hướng dẫn cách tính lượng muối, pha dung dịch nước muối và cách tái sinh như thế nào.
Bài viết trích từ sách: Hướng dẫn làm chủ hệ thống lọc nước tinh khiết: Làm thế nào để thiết kế, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống lọc nước tinh khiết.
Tìm hiểu thêm tại đây.
Quan tâm ! Ad hãy chia sẻ thêm đi ạ!
Bạn Tùng cần tham khảo muối tái sinh, xem ở đây ủng hộ mình nhé: https://aquatekco.com/sanpham/muoi-tinh-khiet-tai-sinh-hat-nhua-lam-mem-nuoc/