Nhiều anh em thấy mới lắp cột làm mềm nước đó mà chỉ một thời gian là nước bị đóng cặn trắng trở lại. Lý do là vì cột làm mềm nước đã không xử lý được độ cứng vì hạt nhựa đã mất tác dụng. Bài đầu tiên và là vấn đề thường gặp là tại sao hạt nhựa trong cột làm mềm nước lại nhanh hết hoạt tính?
Trong nguồn nước đầu vào, đặc biệt là nước máy (nước thủy cục) luôn có một lượng clo tư do từ nhà máy nước châm vào để duy trì không tái nhiễm vi sinh trên đường ống dẫn, cấp nước đến nơi sử dụng. Chính lượng clo tự do này là tác nhân phá hủy hạt nhựa trong cột làm mềm nước và màng RO nếu không được xử lý. Hầu hết, hạt nhựa làm mềm nước và màng RO đều yêu cầu nước đầu vô có clo tự do nhỏ hơn 0.1 mg/l.
Chính vì vậy mà trong hệ thống lọc nước tinh khiết, luôn có một cột lọc than hoạt tính đặt phía trước cột làm mềm nước và hệ RO. Một trong những chức năng của cột lọc than hoạt tính này là loại bỏ clo tự do trong nước.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cột lọc than hoạt tính cũng hoạt động tốt để nước đầu ra có clo tự do nhỏ hơn 0.1 mg/l. Kết quả là hạt nhựa trong cột làm mềm nước và màng RO bị Oxi hóa và phá hủy rất nhanh. Trung bình hạt nhựa làm mềm nước và màng RO có thể chạy được 3 – 5 năm (chạy liên tục) nhưng bây giờ người chủ hệ thống phải thay thế hai vật tư này liên tục nên chi phí để sản xuất ra một bình nước bị đội lên dẫn đến không cạnh tranh được và thua lỗ.
Như vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để biết cột lọc than hoạt tính của mình có đang làm việc tốt không ? Để biết được điều đó, các bạn phải đo được Clo tự do (free chlorine) đầu ra cột lọc than hoạt tính và đàu vào cột làm mềm nước. Đối với các hệ thống công nghiệp lớn có cảm biến đo free chlorine online thì quá dễ nhưng đối với các hệ thống lọc nước đóng bình thì cần phải có cách khác đơn giản hơn. Mình sẽ giới thiệu các bạn ba cách để xác định cột lọc than hoạt tính của bạn có đang làm việc tốt không như bên dưới:
Cách một, các bạn có thể dùng dung dịch chỉ thị để kiểm tra lượng clo dư trong nước đầu ra sau cột lọc than hoạt tính. Các bạn lấy một mẫu nước 200 ml sau cột lọc than hoạt tính, sau đó nhỏ 3 giọt dung dịch chỉ thị clo tự do vào trong mẫu nước. Sau đó lắc đều nhẹ, nếu mẫu nước chuyển sang màu đỏ thì là nước có clo tự do cao, nghĩa là cột lọc than hoạt tính đang hoạt động không hiệu quả, nếu mẫu chuyển sang màu xanh nước biển thì là ổn, cột lọc than hoạt tính đang hoạt động tốt.
Cách thứ hai, là các bạn dùng máy đo Clo tự do bằng tay. Cách này thì rất đơn giản và dễ hơn cả cách một nhưng phải đầu tư máy, chi phí hơi cao (2-3 triệu). Cách này cho ra cả giá trị của Clo tự do đang có trong nước đầu ra cột lọc than hoạt tính là bao nhiêu. Nếu giá trị Clo tự do trong nước sau cột lọc than hoạt tính cao hơn 0.1 mg/l thì các bạn nên xem lại cột lọc than hoạt tính, vì với giá trị này, Clo tự do sẽ nhanh chóng phá hủy cột làm mềm nước và màng lọc RO.
Cách thứ ba và cũng là cách nhanh gọn lẹ nhất mà mình thường hay dùng khi mình đi lắp hệ thống lọc nước cho khách hàng là mình dùng que thử nhanh để kiểm tra độ cứng. Cách này tiện lợi, nhanh gọn lại chính xác đến 95%. Mình chỉ cần lấy một que thử rồi đưa vào nước giống như que thử thai, sau đó nó hiện lên màu. Tùy vào độ cứng mà nó sẽ hiện thị mày đạm nhạt, rồi mình so với thang đo có in trên hộp, vậy là biết được độ cứng cảu nước. Anh em bạn bè nào quan tâm có thể liên hệ, mình sẽ để lại vài hộp cho xài nhé.
Tham khảo fanpage: https://www.facebook.com/helocnuocro để đọc các bài chia sẻ hay về kinh nghiệm lọc nước nhé.